DẤU HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Tổng quan bệnh Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là gì

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, biểu hiện là những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc, gây ra những cơn đau bụng âm ỉ, ợ hơi, ợ chua khó chịu cho bệnh nhân.

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay, theo thống kê nước ta có đến 26% dân số mắc bệnh loét dạ dày tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay

Bệnh lý này nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì sẽ gây suy nhược cơ thể, đau âm ỉ vùng thượng vị và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh, nặng thì sẽ gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị và cuối cùng là ung thư dạ dày.

Triệu chứng bệnh Loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng thường gặp khi bị loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị: Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong loét dạ dày tá tràng. Cảm giác này xảy ra ngay sau khi ăn trong loét dạ dày và 2-3 giờ sau bữa ăn trong loét tá tràng. Cơn đau này thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày vẫn co bóp, bài tiết dịch vị khi thức ăn đã được tiêu hóa hết gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, căng bụng và khó dung nạp thức ăn béo, nhiều dầu mỡ.
  • Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng, khó chịu vùng ngực.
  • Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn, sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thường ói ra máu hoặc đi cầu phân đen do chảy máu ổ loét, trường hợp đi cầu phân đen có thể từng đợt trong nhiều ngày hoặc một lần trong một ngày duy nhất.
  • Bệnh nhân dễ bị thiếu máu, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Loét dạ dày tá tràng

Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, do đó có nhiều phương pháp để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng:

  • Nội soi dạ dày tá tràng: Đây được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng vì nó là phương pháp trực tiếp và chính xác nhất. Nó không những nhận biết được ổ loét, vị trí và kích thước ổ loét mà còn phát hiện được những sang chấn khó thấy ở niêm mạc và sinh thiết tổn thương để khảo sát mô học.
  • Xét nghiệm vi khuẩn H.Pylori: Vi khuẩn này được phát hiện thông qua việc phân tích mẫu phân, mẫu máu hoặc từ một mẫu sinh thiết lấy trong nội soi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02106589589