Vàng da ở trẻ sơ sinh thường rất hay gặp, khi ra đời số lượng hồng cầu trong bào thai nhiều, khi ra đời hồng cầu vỡ bớt để thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung. Khi hồng cầu vỡ sẽ giải phóng Bilirubin, gây nên hiện tượng vàng da.
Smaller On Top
Hồng cầu vỡ sinh lý thì mức độ Bilirubin tăng vừa phải. Thông thường vàng da xuất hiện trong khoảng ngày thứ 2 thứ 3 và thường mất đi từ ngày thứ 5 thứ 7 đối với trẻ đủ tháng. Đối với trẻ đẻ non, hồng cầu nhiều hơn, thời gian vỡ hồng cầu sinh lý kéo dài hơn, thường là từ 10 – 15 ngày. Thường bắt đầu vàng da ở mặt và mất dần.
Nếu ngay ngày đầu sau sinh mà bị vàng da thì rất nguy hiểm, vàng da nhìn thấy được là Bilirubin trên 5 mg (85 mmol/L) là mức độ không bình thường.
Nếu ngày thứ 5 mà trẻ vẫn vàng da, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, vị trí ở mặt, ở lưng, ở ngực hay ở tay thì vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và định lượng Bilirubin.
Vàng da trong tuần đầu tiên rất đáng e ngại, vì tốc độ tăng nhanh hay nói cách khác chất gây vàng da là Bilirubin đó có thể ngấm qua hàng rào máu não và có thể gây những triệu chứng như bệnh não, gây tổn thương đến chất xám ảnh hưởng đến trí não và vận động của trẻ sau này.
Vàng da xuất hiện sớm rất đáng e ngại đặc biệt là trong tuần đầu bởi ở giai đoạn những tuần sau, hàng rào máu não của trẻ đã ổn định hơn, khả năng ngấm Bilirubin cũng sẽ khó hơn.
Sự tích tụ Bilirubin còn phụ thuộc nhiều vào những nguyên nhân khác nữa như: bất đồng nhóm máu giữa mẹ và còn, bất đồng yếu tối RH,… là những nguyên nhân bệnh lý gây nên vàng da bất thường của em bé.

Phương pháp điều trị vàng da để làm tăng khả năng đào thải Bilirubin: chiếu đèn, thay máu, truyền dịch.
